Cầu Bạch Đằng
12/08/2016
Thực hiện hợp đồng với Công ty cổ phần BOT Cầu Bạch Đằng, từ ngày 08/4/2016 Công ty CP Đầu tư và Tư vấn xây dựng ADCOM đã cử đoàn cán bộ thực hiện công tác lắp đặt thiết bị và thực hiện công tác thí nghiệm bằng phương pháp cân bằng lực (Osterberg Cell / O-cell) cho 02 cọc thuộc dự án Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao thông cuối tuyến.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao thông cuối tuyến có tổng chiều dài 5,4 km, rộng 25 m, được thiết kế 4 làn xe, vận tốc tối đa 100 km/h. Điểm đầu cầu kết nối với đường nối TP Hạ Long và điểm cuối với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tại khu công nghiệp Đình Vũ. Trong đó riêng cầu Bạch Đằng dài 3 km, có kết cấu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, tĩnh không thông thuyền rộng 250 m, cao 48,4 m, chịu được động đất cấp 8. Cầu sẽ có 3 trụ tháp (trụ tháp giữa cao 99,74 m, trụ tháp 2 bên cao 94,5 m) với 4 nhịp cầu dây văng.
Công tác thí nghiệm được thực hiện liên tục cho cả 2 cọc khoan nhồi D2000 tại trụ T28 và T29 của Cầu Bạch Đằng đã rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng cũng như đảm bảo tiến độ chung của toàn dự án. Với cọc D2000 thuộc trụ T28, tải trọng thí nghiệm tối đa thử nghiệm lên tới 33.575kN. Tương tự là tải trọng thí nghiệm 32.350kN cho cọc D2000 thuộc trụ T29 - tương đương 150% tải trọng thiết kế của cọc.
Việc Công ty CP Đầu tư & Tư vấn xây dựng ADCOM đã hoàn thành công tác thí nghiệm cọc tại Dự án Cầu Bạch Đằng không chỉ là thực hiện nghĩa vụ với đối tác mà còn là sự khẳng định vị thế & làm chủ công nghệ thử tải bằng phương pháp cân bằng lực hiện còn rất mới mẻ tại Việt Nam./.
Một số hình ảnh về công tác lắp đặt và thí nghiệm tại Dự án:
Lắp đặt thiết bị
Hộp tải trọng
Cán bộ thí nghiệm giám sát trong quá trình hạ lồng thép cọc khoan nhồi
Hình ảnh Lãnh đạo công ty ADCOM chúc mừng thành công của dự án: